Chứng tê tay, chân rất thường gặp và hay bị bỏ qua. Tuy nhiên, bên trong nó lại ẩn nấu những căn bệnh nguy hiểm mà bạn không thể ngờ tới. Tê tay, chân thì chúng ta thường chỉ nghĩ là do bị chèn ép hay đứng quá lâu, ngồi quá lâu một chỗ nên dẫn đến bị tê tay chân.
Nhưng sự thật, việc bạn bi tê tay là sự cảnh báo về sức khỏe của bạn đang bị đe dọa bởi những căn bệnh nguy hiểm như sau:
Tê tay, chân do thiếu máu não cục bộ:
Thiếu máu não cục bộ cũng là một nguyên nhân khiến tay chân bạn bị tê. Trường hợp này bệnh nhân thường phát bệnh một cách đột ngột, diễn ra trong thời gian ngắn kèm theo đó là cơ thể mệt mỏi, đầu choáng váng, đau nhức.
Chứng tê tay, chân dạng này thường gặp ở những người lớn tuổi. Thiếu máu não cục bộ là chững bệnh rất nguy hiểm. Có thể dẫn đến ngất xỉu hay đột quỵ, cần đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh kịp thời.
Tê tay, chân do bệnh tiểu đường
Ở những người mắc chứng tiểu đường nặng sẽ xuất hiện tình trạng chân tây tê bì. Giai đoạn này bệnh đã khá nghiêm trọng, cần phải có giải pháp chữa trị kịp thời và nhanh chóng.
Khi đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm lượng đường trong máu, bổ xung nhiều chất xơ, giảm tối đa lượng bột đường trong khẩu phần ăn.
Tê tay, chân do bệnh đốt sống cổ
Căn bệnh thường gặp ở những người độ tuổi trung niên hay những người có thói quen ngồi lâu, đứng nhiều, sử dụng điện thoại và máy tính kéo dài với tư thế cúi đầu xuống cũng rất dễ mắc căn bệnh này. Biểu hiện là sự tê cứng các đầu ngón tay.
Khi bạn ngồi hay đứng bất động một chỗ kéo dài sẽ gây nên các bệnh lý về đốt sống cổ như: thoái hóa đốt sống cổ, viêm đốt sống cổ, tăng sinh, phì đại đốt sống cổ,…
Khi các đốt sống bị biến dạng ở hướng tiêu cực nó sẽ chèn ép các dây thần kinh ngoại biên vùng cổ gáy khiến các đầu ngón tay và toàn bộ cánh tay của bạn có cảm giác như bị kiến bò, tê cứng cục bộ.
Ngoài ra bạn còn có thể mắc chứng đau nhức vùng vai gáy, cổ, sức vận động kém.
Tê tay, chân do viêm dây thần kinh ngoại biên
Tay, chân tê bì, đau nhức, khó vận động, cơn tê xuất hiện đều ở hai tay có thể bạn đang mắc chứng viêm dây thần kinh ngoại biên.
Chứng bệnh này có nhiều nguyên nhân và biểu hiện khác nhau như: do chế độ ăn uống dinh dưỡng gây nên thì biểu hiện chân, tay tê bì sẽ rõ rệt hơn. Viêm do trúng độc sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội.
Vậy khi thường bị tê tay, chân cần phải xử lý như thế nào?
Đối với các trường hợp bị tê tay, chân diễn ra thường xuyên nên áp dụng các phương pháp xoa bóp sau để giải quyết tình huống khi bị tê tay, chân như sau:
Xoa bóp tay, Miết bàn tay:
Miết các khe xương ngón tay, kết hợp bóp mạnh vào các khớp ngón tay, lắc đều bàn tay và dùng tay bên kia vuốt từ cẳng tay xuống tới các ngón tay vài lượt. Tê bên nào, xoa bóp bên đó hoặc có thể nhờ sự trợ giúp của người thân.
Xoa bóp tay: Tự nắm bàn tay bị tê lại rồi xòe thẳng với lực mạnh. Dùng tay bên này xoa bóp cho tay bên kia và ngược lại.
Xoa mu bàn tay: Dùng mu bàn tay bên ngày sát vào mu bàn tay bên kia. Mỗi bên làm như thế 10 lần.
Bóp và xát tay: Dùng tay nọ bóp tay kia ngược từ cổ tay lên vai 3 lần rồi xát mạnh từ phía trong cổ tay lên nách và ngược lại. Làm theo vòng như thế 5 lần, rồi đổi bên.
Xoa bóp chân:
Bàn chân trái để lên đùi chân phải, dùng tay cùng bên kéo căng gan bàn chân, kết hợp dùng lòng bàn tay kia xoa nhẹ gan bàn chân từ 30-50 lần, rồi đổi bên.
Miết bàn chân: Dùng đầu ngón tay cái miết thật mạnh vào các khe xương đốt ngón chân từ 3-5 lần cảm giác “kiến bò” sẽ biến mất.
Vuốt đầu gối: Dùng tay vuốt nhẹ xung quanh đầu gối. Sau đó ấn 2 ngón tay cái trên gối, di chuyển lên phía đùi. Làm như thế đến khi hết sự tê mỏi.
Ấn bắp chân: Xòe tay nắm trọn bắp chân, ấn 2 ngón tay vào trung tâm, giữ trong 7 giây, tiếp tục cho 2 ngón tay lên phía trên là lặp lại y như vậy. Lặp lại động tác này nhiều lần.
Bạn có thể lựa chọn một trong những cách xoa bóp tay, chân nào phù hợp và dễ làm nhất để xử lý tại chỗ khi chân, tay bị tê trước khi đến gặp bác sĩ. Do đó, hãy sớm đến gặp bác sĩ khi phát hiện những biểu hiện lâm sàng trên nếu bạn không muốn phải gặp họa về sau.